Trang Chủ

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

BẠN HIỂU PHONG THỦY NHƯ THẾ NÀO...?

Phong Thủy là một môn khoa học
Tác giả Phạm Thu Phương, Tháng tư 04, 2009

Phong Thủy đã được nghiên cứu và đúc rút từ rất nhiều đời,nó không hoàn toàn là mê tín, và ở phương Tây, Phong Thủy được coi là một môn khoa học sắp xếp môi trường sống. Nếu bỏ qua các loại thuật ngữ mù mờ mà ít người hiểu được kia thì Phong Thủy là một kho kiến thức đồ sộ mà ít người co thể thấu hiểu hết được. Nói cho cùng, Phong Thủy vẫn tốt cho đời sống con người, vì vậy không cần phải tranh cãi nó là mê tín hay khoa học, mà đó là một mặt nhân sinh cuộc sống, gắn liền với phong tục tập quán, môi trường và điều kiện khách quan của mỗi dân tộc ( không chỉ Trung Quốc và Việt nam mới có Phong Thủy!!!) Và thiết nghĩ, ngày xưa, người hiểu biết về Phong Thủy rất ít, họ được coi là Thầy, nhưng đa phần vẫn là những người hiểu biết chút ít rồi "hành nghề", gây không ít tiếng xấu, mới có "Thầy thiêng" và " không thiêng", tạo nên lớp nghĩa mê tín như vậy. Ngày nay nên coi trọng Phong Thủy và có một thái độ nghiên cứu đúng đắn, tinh thần đúng đắn, và nên tôn trọng những người nghiên cứu Phong Thủy đến một trình độ nhất định nào đó, cũng nên đem khoa học Phong Thủy áp dụng vào thực tế một cách bài bản. Có như vậy mới có cái nhìn đúng đắn về Phong Thủy và công việc nghiên cứu Phong Thủy.
report abuse
vote down
vote up
Votes: -1
TÂM LINH VÀ KHOA HỌC
Tác giả Luong Ðu´c Mê´n, Tháng tư 18, 2009
Ai tin thì cứ việc tin,
Ai chưa chớ rội lầm rầm phỉ phui.
Hẫy nghe ý kiến đa chiều,
Thảo dân chỉ phục nhưng điều nghiệm ngay!
report abuse
vote down
vote up
Votes: +4
Mạn đàm về phong thủy
Tác giả Chu Anh Dũng, Tháng năm 26, 2009
Có quan điểm cho rằng: Cuộc đời con người ta bị chi phối bởi 3 yếu tố: Vận-Mệnh-Phong thuỷ. Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy rằng: Dân ta còn mù mờ về phong thuỷ. Khi nói về vấn đề PT người ta không biết PT là gì, chỉ nghe nói ngày xưa có thầy địa lý bên Tàu sang tìm đất đặt mộ hoặc chôn của cải ở đâu đó. Do đời sống ngày một phát triển, một số người bắt đầu chú ý đến việc xây mộ cho người chết hoặc xem xét khi xây nhà cho người sống; đồng thời tu bổ đình, chùa, miếu...Tất cả những hành động đó đều có một mong muốn là hy vọng cuộc sống tốt đẹp hơn. Hiện nay có rất nhiều sách, nhiều trang Web bàn về phong thuỷ, nhưng để tìm được một cuốn sách chính thống cùng sự luận giải sát thực thì quả thật là rất khó. Thậm chí (xin lỗi) có khi tác giả của các cuốn sách đó khi xây nhà cho mình hoặc chỗ ngồi để viết sách cũng chẳng thèm quan tâm đến yếu tố phong thuỷ. Bản thân tôi thời gian gần đây cũng rất thích nghiên cứu về PT, cũng đã đọc tương đối nhiều nhưng cũng chưa nắm được bao nhiêu. Tuy vậy, theo tôi, cũng như tham khảo ý kiến của một số vị tiền bối thì PT không thể ứng nghiệm ngay mà phải có thời gian. Để kiểm chứng sự đúng sai thì người nghiên cứu cần phải sự nhìn nhận xuất phát từ thực tế, đồng thời cũng phải có sự khảo nghiệm cẩn thận thì sự luận giải mới có tính thuyết phục.
report abuse
vote down
vote up
Votes: +6

Phong thủy trong Kiến trúc và Quy hoạch Xây dựng: Mê tín hay khoa học ?

Phong thủy Đông PhươngPhong thủy lâu nay vẫn được coi là một lĩnh vực “nhạy cảm”, rộng lớn, liên quan đến nhiều vấn đề trong đời sống con người, vậy nên Viện Kiến Trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) và Viện Kiến trúc Nhiệt đới
(Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) được coi là khá mạnh bạo khi lần đầu tiên tổ chức hội thảo “Phong thủy trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng” (tại Đại Lải – Vĩnh Phúc).
Và cũng chính vì sự nhạy cảm của chủ đề mà Ban tổ chức đã đưa ra đầu bài: Hội thảo tập trung đề cập đến phần “dương trạch” quan hệ đến kiến trúc (KT) và quy hoạch xây dựng (QHXD)…

Khái niệm đa chiều
Có rất nhiều ý kiến định dạng phong thủy (PT) được đề cập tại hội thảo. Theo Ths.KTS Phan Đăng Trình, PT là một hiện tượng văn hóa có từ thời cổ đại, là thuật số đón lành, tránh dữ, phong tục dân gian lưu truyền sâu rộng, là quan niệm về mối quan hệ giữa con người với môi trường. PGS Lê Kiều thì “định nghĩa”: PT là địa thế, địa hình, là đất và nước quanh ta. PT là môi trường sống mà con người tồn tại trong đó. PT còn có nghĩa rộng là những hoạt động nghiên cứu về thiên văn, sao trời, vũ trụ trái đất, khí tượng, địa thế làm nhà, đặt mồ mả nên PT vừa gần gũi vừa xa lạ với con người…
Còn KTS Lý Thái Sơn thì đưa ra nhận định: PT là nơi đan xen nhiều chiều (không chỉ về không gian địa lý, lịch sử, chủng tộc, dân tộc), phức tạp giữa các yếu tố khoa học tự nhiên và kỹ thuật (kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, môi trường sinh thái, nghệ thuật tạo hình và tổ chức không gian) và khoa học xã hội nhân văn (tâm lý cư trú cá nhân, cộng đồng tín ngưỡng dân tộc, cách tư duy, kiểu sống) giữa vật thể và phi vật thể…

Câu hỏi đặt ra là, vì sao lâu nay PT vẫn được coi là lĩnh vực nhạy cảm, không được nhìn nhận công khai? PGS.TS Doãn Minh Khôi cho biết: PT phân biệt thành hai loại dương trạch và âm trạch. Dương trạch nghiên cứu về thế giới “dương”, nơi con người sống và làm việc, đó là nhà ở, công sở, đô thị. Trong khi đó, âm trạch nghiên cứu về thế giới “âm”, nơi con người an nghỉ vĩnh viễn, đó là các công trình lăng mộ…

Một lý do khác khiến PT càng trở nên “nhạy cảm” là vì “việc lãnh hội thi hành PT khó, nên lâu nay hình như ta chỉ nhìn nhận PT qua khía cạnh “pháp thuật” (ý kiến của ông Nguyễn Cảnh Mùi). Hay “Lý luận cơ bản của PT (kinh dịch, âm dương ngũ hành) thì rất trừu tượng, thuật ngữ sử dụng khác xa so với ngôn từ dùng hàng ngày… tạo ra một vẻ bí hiểm.

Đọc và nghe về PT thấy một không khí sống chết đan xen, trời đất hòa hợp, rõ không ra rõ, mờ không ra mờ làm cho quần chúng có thể tin, có thể không tin nhưng cũng sợ (PGS Lê Kiều). Đơn giản hơn do “thiếu nghiên cứu, thiếu tư liệu, PT đã được xem như là một lĩnh vực huyền bí, siêu thực (GS.TS Nguyễn Bá Đang).
alt
Sức hấp dẫn của phong thủy
Chính vì không được nhìn nhận một cách công khai nên trong các công trình xây dựng công cộng hay tư nhân, nếu có tham khảo PT thì cũng chỉ là tự phát, tùy tiện, dựa cách ngẫu nhiên vào lòng tin của chủ công trình với một thầy phong thủy nào đó mà không qua bất cứ hội đồng kiểm nghiệm, đánh giá nào.
Ông Nguyễn Văn Vịnh nêu một thực tế là giờ đây vào bất cứ nhà sách nào cũng có thể tìm thấy hàng loạt các cuốn sách viết về xây dựng, kiến trúc, sắp sếp nội thất, ngoại thất theo phong thủy… Nhiều sách đến mức những người iét kinh nghiệm chẳng biết mua sách nào cho phù hợp mục đích sử dụng. Theo ông Vịnh, tình hình này chứng tỏ hai vấn đề. Thứ nhất, PT được thừa nhận là cần thiết và có giá trị sử dụng. Thứ hai, xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật PT.
Còn theo ghi nhận của giới báo chí, hội thảo thu hút hàng trăm kiến trúc sư trong cả nước tham dự. 24 người đã gửi bài tham luận, trong đó có những bài tham luận dày cộm, thể hiện quá trình nghiên cứu công phu. Các diễn giả diễn thuyết say sưa, tranh luận đến cùng… Tất cả các yếu tố này cho thấy giới làm nghề kiến trúc đặc biệt hứng thú, quan tâm đến phong thủy.
Thái độ nào dành cho phong thủy?
Cho dù cách tiếp cận vè PT còn khác nhau, cách hiểu cũng chưa hẳn đồng nhất nhưng các ý kiến tại hội thảo có điểm có điểm chung là nghiên cứu, nhìn nhận PT theo hướng khoa học. TS.KTS Lê Đình Tri cho rằng: “Nếu nhìn trên khía cạnh khoa học, PT chính là quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng và sức khỏe sinh lý con người”.
PGS.TS Nguyễn Minh Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm: PT không thể là một bộ môn bí hiểm, thần kỳ, càng không phải là loại tri thức cao siêu thần bí từ các thầy địa lý nói ra. PT chỉ đơn giản là phương cách để chúng ta lựa chọn sắp đặt ngôi nhà của mình cho an toàn và tốt đẹp hơn. Ths. KTS Phan Đăng Trình đồng tình: “Lý luận PT về dương trạch có nhiều yếu tố hợp lý đáng để chúng ta tam khảo khi xây dựng, sửa chữa nhà ở”.
Phong thủy Đông Phương
Đến đây, vấn đề mà các đại biểu quan tâm là có thể ứng dụng, tham khảo PT trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng như thế nào? Ông Nguyễn Cảnh Mùi cho rằng: PT theo cách của kiến trúc hiện đại là phải đáp ứng những nguyên tắc như có cảnh quan tự nhiên đẹp, địa thế hài hòa, cao ráo, kết cấu vững chắc, ánh sáng đầy đủ, không khí trong lành, nguồn nước sạch sẽ, không có tiếng động, ồn ào, giao thông thuận lợi. Cảnh quan nhân văn thuận theo đạo lý tự nhiên…

TS Doãn Quốc Khoa thì bày tỏ quan điểm cá nhân: Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa nói chung, những giá trị của PT có thể học tập, kế thừa trong QH xây dựng chủ yếu ở khía cạnh nhận thức và phương pháp. Cụ thể, đó là phương pháp tư duy tổng hợp; tính biện chứng trong nhận thức về cấu trúc của không gian xây dựng; giá trị nhận thức về mối quan hệ tác động con người – môi trường xây dựng, giá trị về vận dụng triết lý Phương Đông trong tổ chức không gian; giá trị về tính linh hoạt, không giáo điều trong vận dụng các nguyên tắc tổ chức không gian. Giá trị về tính hài hòa, cân bằng. Giá trị về kiến trúc – quy hoạch xây dựng nhiệt đới Việt Nam.

Phát biểu hội thảo, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn kết luận: PT là một loại hình văn hóa được xã hội, người dân Châu Á nghiên cứu, xem xét, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, PT cũng đã bắt đầu tràn sang các nước Châu Âu, bằng chứng là nhiều KTS Châu Âu đã đặt vấn đề nghiên cứu PT trong các dự án đô thị, nhà ở.

Các bài tham luận tại hội thảo đều cho rằng PT là khoa học, có giá trị ứng dụng trong thực tế cuộc sống, giúp con người có môi trường sống tốt hơn. Do vậy, nên chăng PT cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để nhận dạng bản chất khoa học và nếu thực sự PT là khoa học thì cũng nên chăng cần được nghiên cứu ứng dụng trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng và đưa vào giáo.

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

PHONG THỦY CHO PHÒNG KHÁCH

Phòng khách là nơi được dùng cho nhiều mục đích – để nghỉ ngơi, để gia đình gặp nhau chơi đùa và còn là phòng giải trí: xem truyền hình, nghe nhạc. Tại một số căn nhà, nhất là các căn hộ, liền với phòng khách còn đặt thêm bàn ăn để gia đình dùng bữa tối hoặc một phần phòng khách có thể được dành ra một khoảnh để làm nơi học tập hoặc làm văn phòng.
Do đó cách bài trí phòng khách trở nên quan trọng nếu chúng ta muốn nơi này phục vụ trọn vẹn các chức năng sinh hoạt đa dạng.
    Các khu vực sinh sống nên biểu lộ tính chào đón và việc phối màu có thể giúp chúng ta thể hiện mục tiêu này. Tính cân đối là điều quan trọng. Các căn hộ được biến cải từ các kho chứa có mặt bằng thoáng rộng và trần cao ráo sẽ thích hợp hơn nếu chúng ta xếp các đồ đạc thành từng nhóm nhỏ chứ đừng nên tìm cách sử dụng như một phòng duy nhất trong không gian rộng rãi này.
Trong các phòng nhỏ, hãy tìm cách giữ cho các kệ sách và các mảng tường có sẵn thấp vừa phải, nếu không căn phòng của bạn sẽ tạo cảm giác nặng phía trên và dường như bị quây kín. Điều quan trọng cần lưu ý là nên ngăn cách hẳn khu vực học tập và văn phòng để công việc không thường xuyên ám ảnh tâm trí bạn khi bạn muốn tìm sự nghỉ ngơi yên bình.

NƠI NGỒI



Phòng khách là vùng không gian mang tính âm, bao gồm tất cả các chỗ ngồi thoải mái, được bọc vải nên cũng là âm. Ghế dựa và ghế bành có chỗ dựa tay và chỗ ngả lưng cao mang tính che chở và tượng trưng cho thế Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ, do đó thể hiện sự hỗ trợ cho người ngồi trên chúng. Một chiếc ghế dùng để kê chân đặt cạnh đó đánh dấu vị trí của Chu Tước.
Những chỗ ngồi trong phòng, nếu có thể, không nên đặt ở vị trí lưng ghế quay về phía cửa chính. Khách nên có cảm giác được đón chào khi vào trong phòng, vì vậy nên mời họ ngồi ở vị trí trang trọng, nhìn ra phía cửa. Trong các phòng không thể kê ghế gần tường, hãy tạo thế vững vàng cho các chỗ ngồi này bằng cách đặt một cái bàn hoặc tủ sách ở phía sau ghế.
Bàn ghế thích hợp nhất nếu có các góc cạnh tròn. Nếu phòng ngủ có cửa ăn thông với khu vực phòng khách, hãy cẩn thận đừng để góc cạnh nào đó của vật dụng trong phòng khách hướng “mũi tên độc” vào phòng ngủ này. Hãy nhớ luôn khép cửa phòng khách lại.

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

Nội thất phong thủy

Bạn đang có một nhà bếp cho tổ ấm của mình nhưng vẫn băn khoăn chưa biết bố trí những vật dụng thường ngày như thế nào để chúng vừa hợp với thuật phong thuỷ, vừa tiện lợi khi sử dụng. Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ giúp bạn…
phong-thuy-cho-nha-bep.JPG
Bàn ăn:
Cách chọn bàn ăn: theo phong cách truyền thống, người ta thường sử dụng bàn hình tròn, biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nhưng tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành. Bàn ăn nên đặt ở chỗ khuất, không nên đặt gần cửa ra vào. Bàn ăn cũng không nên đặt đối diện với bàn thờ tổ tiên hay thờ thần. Vì diện tích hẹp phải đặt như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.
Điều tối kỵ khi đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu dẫn đến chủ nhà bất minh, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn với màu sắc phù hợp bên dưới xà ngang với hàm ý: quả cầu đã hứng chịu hết cho gia chủ.
Đặt bếp
Theo thuật phong thủy không nên đặt bếp nấu ăn dựa vào tường nhà bếp, bếp nhìn thẳng ra cửa chính hay phía sau bếp là cửa sổ vì gió sẽ thổi vào bếp từ những cửa này, đặc biệt không nên đặt bếp nấu ở cạnh cửa sổ có mặt trời phía tây chiếu vào vì nếu bạn đun bằng bếp dầu hay ga gió không chỉ thổi tắt bếp ma mùi dầu, ga còn gây độc hại cho người. Nếu bạn đun bằng bếp than củi lúc gió thổi lửa liếm ra 4 phía có khi còn gây ra hỏa hoạn. Ngoài ra, không nên đặt bếp ở gần phòng ngủ vì bếp nóng bức, hơi dầu mỡ, người hít phải nhiều hơi này sẽ có hại cho sức khỏe.
Tránh đặt bếp nấu ăn kẹp giữa hai vật dung mang theo nước như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát vì thuỷ kị hoả. Nhà bếp là nơi rất quan trọng trong một gia đình do đó bạn nên đặt ít đồ để tạo không khí thoáng. Bạn cũng nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút khói dầu để làm sạch không khí sau khi nấu ăn. Hơn nữa, phòng bếp cần có đủ ánh sáng, do vậy bạn nên lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm là tốt nhất.
Bồn rửa bát:
Như đã nói ở trên, chúng ta không nên để bồn rửa bát quá gần bếp nấu ăn nhưng cùng không nên đặt bồn rửa ở phía đối diện với bếp vì sẽ gây nhiều điều bất tiện cho người nấu. Do vậy, có thể đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao tương ứng.
Hũ gạo:
Ngày nay, thùng đựng gạo thường đặt
kín đáo trong các ngăn tủ ngay dưới bếp.
Theo phong tục tập quán, trong bữa ăn của người phương Đông không thể thiếu cơm gạo. Thế chúng ta có thể đặt hũ gạo ở đâu là tốt nhất? Nên đặt nó tại nơi kín đáo ở hướng Tây Nam hay Đông Bắc của bếp và được kê lên để chống ẩm. Tránh đặt nó ở hướng Đông và đặt quá cao.